Giáo dục sớm cho trẻ

Giáo dục sớm cho trẻ, có nên hay không?

Giáo dục sớm cho trẻ” là thuật ngữ có lẽ đã không còn quá xa lạ đối với nhiều phụ huynh. Phương pháp giáo dục này không những đem lại nhiều lợi ích đối với trẻ mà còn giúp xây dựng một nền tảng vững chắc để trẻ phát triển trong tương lai. Để tìm hiểu sâu hơn về cách thức giáo dục này, hãy cùng Fujisoroban.com đọc ngay bài viết bên dưới đây nhé!

Tóm tắt nội dung

Giáo dục sớm cho trẻGiáo dục sớm cho trẻ là gì?

Giáo dục sớm là phương pháp giáo dục được các bậc phụ huynh áp dụng vào dạy cho bé ngay từ khi còn nhỏ để trẻ phát triển nổi trội về thể chất lẫn trí tuệ. Giáo dục sớm còn là phương pháp khơi dậy, phát huy tiềm năng có sẵn trong con người bé. Từ đó tạo nên tiền đề thật vững chắc cho tương lai của con.

Hiểu đơn giản, giáo dục sớm cho trẻ là phương pháp giáo dục được các phụ huynh áp dụng vào việc nuôi dạy con trong giai đoạn trẻ từ 0 – 6 tuổi. Theo TS. Phạm Thị Mai Chi từ Viện Nghiên cứu Giáo dục Phát triển tiềm năng con người – IPD và các chuyên gia, giai đoạn này bởi đây chính là thời gian mà trí não trẻ phát triển nhất, có thể tiếp thu nhanh chóng các điều mới. Trẻ ở lứa tuổi này mong muốn học hỏi, tìm tòi, khám phá thế giới xung quanh. Vì thế, việc giáo dục sớm cho trẻ sẽ xây dựng một nền tảng vững chắc cho sự phát triển toàn diện của trẻ sau này.

Lợi ích của việc giáo dục sớm cho trẻ

Lợi ích của việc giáo dục sớm cho trẻGiáo dục sớm cho trẻ sẽ là “bàn đạp” vững chắc để trẻ phát triển bản thân, quyết định sự thành công về sau. Cụ thể, việc giáo dục sớm cho trẻ sẽ đem đến một số lợi ích như sau:

  • Nâng cao khả năng tư duy, trí tưởng tượng cho trẻ.
  • Tạo hứng thú trong việc học cho trẻ.
  • Giúp trẻ tự tin, linh hoạt trong các tình huống.
  • Rèn luyện thể chất cho trẻ, giúp trẻ khỏe mạnh.
  • Phát huy các thế mạnh, tiềm năng ở trẻ.
  • Trẻ biết yêu thương gia đình, biết đồng cảm với mọi người xung quanh.

Có nên giáo dục sớm cho trẻ không?

Có một số bậc phụ huynh cho rằng việc giáo dục sớm cho trẻ từ 0-6 tuổi là không cần thiết vì khi này trẻ còn quá nhỏ, nên để trẻ phát triển tự nhiên, vui chơi thoải mái. Thế nhưng, theo các nhà khoa học, chuyên gia giáo dục trẻ em thì cho rằng giáo dục sớm cho trẻ trong giai đoạn này rất có lợi với tương lai của trẻ.

Giáo dục sớm cho trẻ giai đoạn từ 0 đến 6 tuổi là tốt và cần thiết bởi giáo dục sớm có thể kích thích não bộ phát triển, thậm chí là thay đổi thành phần kết cấu của não bộ. Nhờ vậy mà các tế bào não phát triển một cách phức tạp hơn, đồng thời số lượng phân tử RNA trong tế bào não cũng tăng cao. Điều này giúp trẻ trở nên thông minh, khả năng học tập, ghi nhớ nhanh và hiệu quả hơn. Hiding và Langhe – 2 Giáo sư người Thụy Điển cũng đã khẳng định điều này.

Hay nhà sáng lập trung tâm My Little Genius – ông Lim Wee Ming cũng đã nhận định về việc giáo dục cho trẻ từ sớm như sau: “Khi trẻ trải nghiệm phương pháp giáo dục sớm, não bộ trẻ sẽ phát triển nổi trội về cảm xúc, tư duy và trí tuệ. Việc tiếp xúc sớm và liên tục với những hoạt động giáo dục sẽ kích thích trẻ đam mê học hỏi, thích thú khám phá thế giới xung quanh”.

Hơn nữa, việc giáo dục trẻ từ 0 đến 6 tuổi không có nghĩa là nhồi nhép, ép trẻ phải học tập. Thay vào đó, các phương pháp giáo dục trẻ từ sớm sẽ thực hiện theo hình thức dạy mà chơi, kết hợp với các hoạt động vận động thể chất, tinh thần để trẻ tiếp thu kiến thức một cách tự nhiên nhất.

Cha mẹ cần hiểu đúng về phương pháp giáo dục sớm

ThS. Lê Thị Lan Anh – Viện trưởng Viện Phát triển Giáo dục và Trí tuệ Việt (IEDV) cho rằng phương pháp giáo dục sớm rất dễ bị hiểu sai, thực hành sai. Mục đích chính của phương pháp này không phải biến những đứa trẻ thành thiên tài mà là giúp trẻ phát huy tối đa khả năng và tố chất của bản thân. Việc cha mẹ đặt kỳ vọng quá lớn vào con vô tình tạo áp lực cho trẻ, có thể làm trẻ sợ đi học.

Hiện nay có nhiều phương pháp giáo dục sớm như: Glenn Doman – kích thích trí thông minh của trẻ bằng Flashcard, Montessori – giáo dục trẻ bằng việc học tập thông qua các giáo cụ trực quan… Việc áp dụng phương pháp nào mang lại hiệu quả tốt nhất cho quá trình phát triển của con yêu phải có sự tìm hiểu kỹ lưỡng và sự thấu hiểu con của cha mẹ. Không phải cứ áp dụng một trong các phương pháp hoặc tất cả các phương pháp giáo dục sớm là con yêu có thể trở thành một “thần đồng”.

Thạc sĩ tâm lý Nguyễn Thị Bình (Trung tâm Clever Land, Hà Nội) cho rằng nhiều phụ huynh chưa thực sự hiểu về phương pháp giáo dục sớm và chạy theo trào lưu. Thực tế cho thấy, bố mẹ mua rất nhiều tài liệu về phương pháp dạy con nhưng khi áp dụng dạy con lại không thỏa mãn với kết quả nhận được. Phương pháp nào cha mẹ cũng muốn áp dụng thì rất khó, thậm chí không mang lại hiệu quả nếu như không có kiến thức chuyên môn. Nếu chỉ đọc mà không nghiên cứu thì cách chúng ta giáo dục con chỉ mang tính bắt chước.

“Chúng ta nên đặt những câu hỏi hoài nghi: Liệu đó có phải là tốt nhất không? Liệu nó có thực sự phù hợp với con của mình không? Và nếu như mình dùng thì bản thân mình cảm thấy thế nào? Đừng chỉ nghĩ rằng, khi chúng ta chuẩn bị học cụ, giáo liệu và ngồi trong nhà một tiếng là chúng ta có thể giáo dục sớm cho các con” – Thạc sĩ Nguyễn Thị Bình cho lời khuyên.

Giáo dục sớm cho trẻ là khuyến khích trẻ tự khám phá thế giới xung quanh, được thể hiện bản thân, dẫn đến sự vận động của đại não và phát triển khả năng tư duy, sáng tạo. Cha mẹ nên hiểu đúng về phương pháp giáo dục này và áp dụng phù hợp với con yêu của mình.

 

 

5/5 - (1 bình chọn)

Chia sẻ bài này