kỹ năng sống cho trẻ mầm non

Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non giúp bé phát triển toàn diện

Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non giúp bé độc lập ngay từ khi còn nhỏ là điều vô cùng quan trọng, để trẻ không dựa dẫm người lớn, có chính kiến riêng và biết lên kế hoạch cho thời gian của mình. Dạy kỹ năng sống cho trẻ đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển toàn diện của bé. Vì thế, các bậc phụ huynh  nên tìm hiểu và thiết lập các kế hoạch phù hợp để giúp con tiếp thu một cách tốt nhất. 

Tóm tắt nội dung

Lợi ích khi giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non

kỹ năng sống cho trẻ mầm non
Ở độ tuổi mầm non từ 2,5 – 4 tuổi, trẻ có khả năng học hỏi và ghi nhớ những trải nghiệm thực tế vô cùng nhanh chóng. Những kinh nghiệm này sẽ là nền tảng xây dựng tính cách cũng như những thế mạnh của bé sau này. Ngoài ra, việc chỉ dạy các kỹ năng sống cho trẻ ngay từ bé còn đem đến một số lợi ích sau:

  • Giúp trẻ có thể thích nghi với môi trường xung quanh nếu không có bố mẹ ở bên.
  • Tạo tiền đề cho sự phát triển của bé.
  • Giúp trẻ có thể hòa nhập với bạn bè, thầy cô ở trường, lớp.
  • Xây dựng khả năng tự lập ngay từ nhỏ cho bé.
  • Việc nuôi dạy con của các phụ huynh trở nên đơn giản hơn.

11 kỹ năng sống cho trẻ mầm non bố mẹ cần thiết

Kỹ năng sống cho trẻ em nhiều không thể đếm được hết, nhưng khi áp dụng vào giáo dục kỹ năng sống cho trẻ dưới đây là một số kỹ năng cơ bản, cần thiết mà bố mẹ cần biết.

 11 kỹ năng sống cho trẻ mầm non

 

1. Kỹ năng tự ăn

Kỹ năng tự ăn

 

Luyện tập kỹ năng tự ăn cho trẻ ở giai đoạn mầm non sẽ xây dựng bản tính tự lập cho bé. Đây là một trong các kỹ năng sống cho trẻ mầm non cần thiết, được các chuyên gia khuyến cáo cho các gia đình trong việc nuôi dạy trẻ. Khi trẻ đã có thể tự ăn, bố mẹ có thể yên tâm khi đi công tác hoặc có việc đột xuất không thể chăm lo cho trẻ.

2. Kỹ năng tự chăm sóc bản thân

Kỹ năng tự chăm sóc bản thânTrẻ ở lứa tuổi mầm non hầu hết sẽ được các bậc cha mẹ chăm sóc về mọi mặt. Bố mẹ Á Đông thường có tâm lý sợ con còn quá nhỏ để có thể tự làm một mình. Tuy nhiên điều này không đúng.

Trẻ nhỏ hầu hết đều rất thích tự do khám phá, bắt chước người lớn. Bố mẹ có thể chỉ bảo cho con các công việc đơn giản như: đánh răng, vệ sinh cá nhân, tự đi ngủ… Trẻ mầm non đã có thể hoàn toàn tự làm những việc này mà không cần hỗ trợ từ người khác.

2. Kỹ năng giao tiếp ứng xử

Trẻ trong giai đoạn mầm non chưa có nhiều nhận thức sâu sắc về các sự kiện, hoạt động diễn ra xung quanh. Do đó, trẻ thường có thói quen bắt chước, học theo các lời nói, hành động của mọi người. Vì thế, trẻ cũng dễ học theo các thói hư, tật xấu nếu phụ huynh không ngăn chặn kịp thời. Để tránh tình trạng này xảy ra, các bậc phụ huynh nên hướng dẫn kỹ năng giao tiếp ứng xử cho bé, bắt đầu từ những việc cơ bản như chào hỏi lễ phép, nhường nhịn… Các thói quen đơn giản này sẽ giúp bé tạo được lối sống tốt đẹp về sau.

3. Kỹ năng giao tiếp ứng xử

Trẻ trong giai đoạn mầm non chưa có nhiều nhận thức sâu sắc về các sự kiện, hoạt động diễn ra xung quanh. Do đó, trẻ thường có thói quen bắt chước, học theo các lời nói, hành động của mọi người. Vì thế, trẻ cũng dễ học theo các thói hư, tật xấu nếu phụ huynh không ngăn chặn kịp thời. Để tránh tình trạng này xảy ra, các bậc phụ huynh nên hướng dẫn kỹ năng giao tiếp ứng xử cho bé, bắt đầu từ những việc cơ bản như chào hỏi lễ phép, nhường nhịn… Các thói quen đơn giản này sẽ giúp bé tạo được lối sống tốt đẹp về sau.

4. Kỹ năng sắp xếp đồ đạc

Kỹ năng sắp xếp đồ đạcHọc cách sắp xếp đồ đạc ngăn nắp từ nhỏ sẽ hình thành thói quen chỉn chu cho trẻ. Điều này cũng giúp bé tạo được tác phong sạch sẽ, gọn gàng và có ý thức trách nhiệm hơn trong cuộc sống.

Ban đầu, bố mẹ có thể làm minh hoạ trước cho bé, sau đó hãy rủ bé cùng làm, giúp con cảm giác có người đồng hành với mình. Lâu dần bé có thể tự làm mà không cần sự hỗ trợ từ người lớn.

5. Kỹ năng học hỏi, tư duy

Trẻ nhỏ ở lứa tuổi mầm non vốn luôn có sở thích tò mò, muốn tìm hiểu những đồ vật, sự việc xung quanh mình. Bố mẹ nên tạo điều kiện hết sức để trẻ có thể tự do khám phá và tích cực học hỏi.

Phụ huynh hãy để trẻ đọc sách đa dạng chủ đề, tham gia các hoạt động vui chơi, xem chương trình khoa giáo… Cũng như hãy dạy con mình cách đặt câu hỏi Vì Sao? và cùng bé tìm lời giải đáp cho từng câu hỏi. Việc có bố mẹ đồng hành trong quá trình khám phá sẽ giúp bé hào hứng và đam mê học hỏi cái mới.

6. Kỹ năng nhận biết, phòng tránh nguy hiểm

Kỹ năng nhận biết, phòng tránh nguy hiểmCuộc sống bên ngoài luôn có những nguy hiểm bất chợt và những tai nạn khó lường trước được. Việc dạy trẻ kỹ năng sống để tự bảo vệ bản thân là điều vô cùng cần thiết. Bố mẹ không thể lúc nào cũng ở bên cạnh con, nên tốt nhất hãy dạy con biết cách nhận biết tình huống nào có thể nguy hiểm và nhờ sự giúp đỡ khi xảy ra sự cố.

Khi trẻ mới lọt lòng, hãy lặp đi lặp lại những thông tin liên lạc cơ bản như số điện thoại, số nhà, tên người thân và nhắc nhở cũng như dạy con kỹ năng cảnh giác trước người lạ, biết cách đối phó với những người có thể có hành vi xấu với trẻ. Dạy con tự bảo vệ bản thân từ sớm sẽ giúp con đề phòng được những nguy hiểm có thể xảy ra sau này.

7. Kỹ năng biết chia sẻ và giúp đỡ mọi người

Kỹ năng biết chia sẻ và giúp đỡ mọi ngườiĐể giúp con trở nên nhân hậu, giàu lòng nhân ái, các bậc phụ huynh nên dạy cho bé các kỹ năng về việc biết sẻ chia và giúp đỡ những người xung quanh. Kỹ năng sống cho trẻ mầm non này tưởng chừng như đơn giản nhưng lại thật sự đóng một vai trò quan trọng ở xã hội hiện nay. Để giúp bé có được kỹ năng này, phụ huynh nên bắt đầu từ việc tạo cơ hội cho bé phụ giúp người lớn làm các công việc vừa sức như rửa chén, lau nhà…

8. Dạy trẻ kỹ năng sống nói cảm ơn và xin lỗi đúng lúc

Trẻ em vốn không biết nói dối nhưng tâm lý chung là sợ bị trách phạt, la mắng từ người lớn. Trong quá trình trưởng thành, nhiều lúc trẻ sẽ nói dối bố mẹ một vài chuyện nhưng trẻ còn quá nhỏ để hiểu lời nói dối nào là xấu hay không.

Lời cảm ơn và xin lỗi tưởng chừng là một điều đơn giản nhưng đôi khi lại bị lãng quên trong ứng xử hàng ngày. Để hình thành thói quen cần thiết này cho trẻ, bố mẹ nên dạy cho bé cách nói lời cảm ơn và xin lỗi đúng lúc.

Bé cần nói cảm ơn khi được nhận quà bánh, được người khác giúp đỡ hay trong nhiều trường hợp tương tự khác. Phụ huynh hãy nói cho trẻ hiểu được giá trị của lời cám ơn đúng lúc. Sự biết ơn của con sẽ giúp đối phương cảm nhận được sự trân trọng, mang tới điều tốt đẹp cho người khác và cả chính bản thân mình.

Bên cạnh lời cảm ơn thì lời xin lỗi chân thành cũng là phép lịch sự tối thiểu cần có trong giao tiếp. Bố mẹ nên giải thích cho trẻ hiểu vì sao mình cần nói lời xin lỗi khi mắc sai lầm. Biết nhận lỗi sẽ giúp bé phân biệt được rõ đúng sai, phải trái để biết chịu trách nhiệm với hành động của mình hơn

9. Kỹ năng tự tin nơi đông người

Kỹ năng tự tin chính là nền tảng ban đầu hỗ trợ trẻ trau dồi, tiếp thu thêm kiến thức và kinh nghiệm. Việc mạnh dạn thể hiện khả năng, suy nghĩ của mình trong các mối quan hệ xã hội sẽ giúp bé không ngại khám phá những điều mới mẻ. Trẻ được rèn giũa bản tính tự tin khi còn bé giúp ích rất nhiều trong việc hình thành bản lĩnh mai sau.

10. Tư duy phản biện – kỹ năng sống cho trẻ mầm non

Tư duy phản biện là quá trình chủ động tiếp nhận thông tin và tìm lập luận phản bác lại kết quả đã có theo các cách nhìn khác cho vấn đề, qua đó xác định lại tính chính xác của thông tin.

Rèn luyện tư duy phản biện giúp trẻ làm chủ được kiến thức của bản thân, đồng thời tăng khả năng phân tích và đánh giá thông tin một cách kỹ càng hơn.

Phản biện không phải là cho phép trẻ tranh cãi, cãi lại người lớn, luôn khư khư bảo vệ ý kiến của bản thân mà là để trẻ phải đưa ra lập luận phản biện rõ ràng, logic, nhằm làm sáng tỏ vấn đề và khẳng định tính chuẩn xác của thông tin.

Bố mẹ có thể dạy cho con kỹ năng tư duy phản biện thông qua các trò chơi phong phú. Trong quá trình chơi cùng con, bố mẹ hãy lựa chọn những câu hỏi mang tính gợi mở để giúp bé rèn luyện cách tư duy. Phụ huynh cũng nên khuyến khích con đặt câu hỏi trở lại nhằm tăng khả năng phản biện và phân tích vấn đề. Từ những hoạt động “chơi mà học” này, trẻ có thể hình thành ý tưởng của mình, chấp nhận rủi ro, mắc lỗi và tự tìm giải pháp. Để các bài học rèn luyện kỹ năng tư duy phản biện được phát huy một cách tốt nhất thì, trẻ cần có một nền tảng kiến thức vững chãi từ việc đọc sách và trải nghiệm thực tế trước đó.

11. Bơi lội – kỹ năng sống cho trẻ mầm non

Bơi lội - Kỹ năng sống cho trẻMột trong các kỹ năng sống cho trẻ được nhiều bậc phụ huynh quan tâm hiện nay là bơi lội. Bơi lội không chỉ giúp bé phát triển về thể chất và trí tuệ, mà còn giúp bé tăng khả năng sinh tồn trong những trường hợp nguy hiểm như trượt chân xuống ao, hồ… Trẻ sẽ học được cách tự bảo vệ bản thân và có thể hỗ trợ bạn bè xung quanh.

Hơn thế, bơi lội sẽ làm bé cảm thấy thích thú hơn vì có cơ hội làm quen với một môi trường thiên nhiên, từ đó kích thích khả năng sáng tạo của trẻ trong quá trình học tập. Vì thế, iSchool khuyến khích bố mẹ nên đưa bé đi bơi hàng tuần để giúp bé phát triển tốt hơn.

Những bước giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non

Để hành động trở thành kỹ năng trẻ cần được rèn luyện qua một quá trình. Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ cần phải gắn với hành động và việc làm thực tế. Trẻ cần được trải nghiệm thưc tế. Sự trải nghiệm sẽ giúp trẻ nhận thấy ý nghĩa thiết thực của việc chủ động, từ đó vận dụng các kỹ năng cần thiết vào từng tình huống cụ thể trong cuộc sống. Hàng cha mẹ và nhà trường có thể giáo dục cho trẻ qua nhiều hình thức như:

Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non thông qua hoạt động vui chơi

vui chơi là hoạt động mang lại nhiều hứng khởi cho trẻ cũng như cho trẻ rất nhiều cơ hội vận dụng kiến thức, kỹ năng khác nhau để giải quyết nhiệm vụ của các trò chơi. Trong trò chơi trẻ sẽ được hóa thân thành nhiều vai trò khác nhau học hỏi, phát huy trí tưởng tượng. Để trò chơi phát triển mỗi đứa trẻ đều phải cố gắng hoàn thành vai trò của mình, đồng thời phải hợp tác và chia sẻ với bạn bè.

Thông qua sinh hoạt hàng ngày

Sinh hoạt hàng ngày của trẻ là những hoạt động lặp đi lặp lại vì vậy trẻ rèn luyện và thực hiện các công việc một cách dễ dàng. Thứ 2 trong sinh hoạt nay sinh rát nhiều vấn đề phát sinh đó chính là môi trường quý báu cho trẻ hình thành và phát triển kỹ năng sống mới.

Thông qua hoạt động sáng tạo

Các hoạt động sáng tạo như những trò chơi “nhập vai” và giải quyết tình huống giả định giúp trẻ hình thành những kỹ năng sống một cách nhẹ nhàng, thú vị.

Thông qua xem phim, nghe kể truyện

Nội dung các bộ phim hoặc câu chuyện sẽ là gợi ý cho trẻ trong cách hành xử và giải quyết tình huống.

Thay Lời Kết

Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non là việc cần thiết được đặt lên hàng đầu nhưng song song đó gia đình và nhà trường cũng cần chú ý tời tâm sinh lý, độ tuổi của trẻ để có thể đưa ra phương giảng dạy phù hợp. Với kỹ năng sống trẻ sẽ biết khai thác từ cuộc sống xung quanh, tạo lập các mối quan hệ tự nhiên với mọi người để sống một cuộc đời an toàn, hòa bình và hạnh phúc. Fujisoroban chúc cha mẹ và nhà trường gặt hái được nhiều thành công khi giáo dục kỹ năng sống cho trẻ bậc mâm non.

 

 

 

5/5 - (1 bình chọn)

Chia sẻ bài này